Vậy, có bao nhiêu loại vật dụng dùng để đóng gói hàng hóa? Chất liệu đóng gói hàng hóa cần phân loại đối với loại sản phẩm như thế nào? Cách chọn chất liệu phù hợp của sự đóng gói phù hợp với từng loại sản phẩm gồm những gì? Là những nội dung chính được thể hiện trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính:
- 1 1. Packaging là gì?
- 2 2. Phân loại bao bì đóng gói hàng hóa
- 3 3. Bao bì đóng gói hàng hóa cần đáp ứng các yêu cầu gì?
- 4 4. Các cách phân loại đóng gói hàng hóa như thế nào?
- 5 5. Nguyên nhân vì sao cần phải đóng gói hàng hóa?
- 6 6. Đổi mới tư duy xây dựng chiến lượng trong việc quảng bá sản phẩm nhờ đóng gói hàng hóa
1. Packaging là gì?
Packaging – sự đóng gói hàng hóa, ngày nay danh từ này được sử dụng vô cùng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng phổ biến hơn cả đó chính là xuất nhập khẩu.
Đóng gói hàng hóa nhằm mục đích bảo vệ được sự an toàn của sản phẩm khỏi những tác nhân khách quan và chủ quan gây hại đến hàng hóa bên trong dựa trên sự phân loại hàng hóa phù hợp với loại bao bì. Việc đóng gói hàng hóa phù hợp với các loại bao bì nhằm mục đích bảo vệ giá trị về cả mặt kinh tế và chất lượng của hàng hóa bên trong, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển, bốc, dỡ, xếp, hàng hóa từ nơi này đến nơi khác trong một khoảng thời gian nhất định với số lượng lớn.
Sự đóng gói hàng hóa là một danh từ với ý nghĩa bao hàm trong đó ta có thể chia làm hai ý chính ở đây đó chính là “đóng gói” và “hàng hóa”. Đóng gói hàng hóa liên quan trực tiếp đến hai đối tượng chính như sau: bao bì đóng gói và hàng hóa được đóng gói. Các công việc liên quan đến thuật ngữ này cũng vì thế mà chia ra làm hai phần là phân loại bao bì và phân loại sản phẩm hàng hóa sao cho phù hợp với các loại bao bì đó.
Đóng gói bào gồm các việc cần làm như: Chuẩn bị các loại bao bì đóng gói, phân loại các loại bao bì đóng gói (chất liệu, kích cỡ, hình dạng, tính năng…), cách đóng gói
Hàng hóa cũng vì thế mà được phân loại theo hình thức như: chia theo nhóm các loại hàng hóa, tính chất của các loại hàng hóa( hàng dễ vỡ,dễ cháy nổ, dễ xước…).
Vậy từ những thông tin trên chúng ta đã biết được một phần ý nghĩa của việc đóng gói hàng hóa là gì? Và công việc này bao gồm những gì rôi? Để đi vào chi tiết hơn ta sẽ phân chia nội dung trong công việc này trong phần tiếp theo.
2. Phân loại bao bì đóng gói hàng hóa
Số lượng hàng hóa trở nên đa dạng hơn kéo theo việc sản xuất ra các loại bao bì cũng trở nên đa dạng hơn đáp ứng nhu cầu trong việc đóng gói hàng hóa đa dạng với số lượng lớn. Về cơ bản, ta có thể phân chia bao bì đóng gói theo 4 dạng như sau:
2.1. Phân loại dựa trên vai trò lưu thông của hàng hóa
Có thể phân chia thành 3 loại nhỏ sau đây:
– Bao bì trong: Và loại bao bì đóng gói trực tiếp các loại hàng hóa với mục đích nhằm ngăn chặn các tác nhân bên ngoài có thể làm hỏng, các bao bì trong có tác dụng chống thấm, chống ẩm, chống chấn động, chống mùi từ các loại sản phẩm khác.
– Bao bì ngoài: Là bao bì có tác dụng bảo vệ hàng hóa trong quá trình di chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ và phải đảm bảo rằng tình trạng hàng hóa vẫn còn nguyên vẹn, không biến chất trong quá trình vận chuyển.
– Bao vì giữa: Như là một loại bao bì trung gian nằm giữa bao bì trong và bao bì ngoài như: xốp, phoi, giấy, rơm có tác dụng làm giảm tác động, sự dịch chuyển, va chạm hay độ ma sát của hàng hóa bên trong.
2.2. Phân loại dựa theo số lần sử dụng của bao
Dựa theo số lần sử dụng có hai loại bao bì chính như sau:
– Bao bì sử dụng một lần: Như các loại túi đựng nilon, túi giấy,..
– Bao bì sử dụng nhiều lần: Như các loại bình chứa, bình nén, container, thùng hàng
2.3. Phân loại bao bì theo đặc tính chịu nén
Được chia ra làm 3 dạng sau:
– Bao bì cứng: Là loại bao bì chịu được các tác động ngoại lực và không bị biến dạng bởi các tác động của ngoại lực đó và không bị biến dạng trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
– Bao bì mềm: Các loại bao bì dễ biến dạng và có khả năng co giãn nhất định trong quá trình sắp xếp, đóng gói hàng hóa như túi vải, túi nilon.
– Bao bì nửa cứng: Các loại bao bì được làm từ gỗ hay đan bằng tay như mây tre, những loại bao bì này đủ cứng để chứa các loại hàng hóa bên trong. Tuy nhiên nó cũng có thể biến dạng khi bị ngoại lực tác động.
2.4. Phân loại theo tính chuyên môn hóa của loại bao bì
– Bao bì thông dụng: Có thể chứa được nhiều loại hàng hóa khác nhau
– Bao bì chuyên dụng: Chỉ có thể chứa được một loại hàng hóa nhất định vì phụ thuộc vào kích cỡ, hình dạng, khối lượng của loại hàng hóa đó
2.5. Phân loại theo chất liệu của bao bì
Được chia ra gồm có 4 loại như sau:
– Bao bì kim loại
– Bao bì gỗ
– Bao bì hàng dệt
– Bao bì được làm bằng giấy, hoặc bìa cát tông.
3. Bao bì đóng gói hàng hóa cần đáp ứng các yêu cầu gì?
– Phù hợp với các phương thức vận chuyển như đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không
– Đáp ứng được yêu cầu về khả năng chống chịu với thiên nhiên : thời tiết, khí hậu, độ ẩm,…
– Đáp ứng được yêu cầu về kích cỡ phù hợp cũng như độ bền của bao bì trong quá trình bốc, dỡ, sắp xếp hàng hóa
– Đảm bảo được chất lượng hàng hóa không bị thay đổi, biến chất
– Bao bì bên ngoài phải thể hiện được đặc tính bên trong của sản phẩm
Đóng gói hàng hóa là một công việc đòi hỏi có sự sắp xếp một cách hợp lí, cẩn thận tỉ mỉ tránh nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến uy tín, độ tin cậy cũng như đến các mối quan hệ kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau.
4. Các cách phân loại đóng gói hàng hóa như thế nào?
Mỗi loại hàng hóa có những tính chất, đặc điểm, nguồn gốc, xuất xứ khác nhau chính vì vậy mà việc phân chia đóng gói hàng hóa theo nhóm, đơn vị vận chuyển, hàng kho, nhóm nhỏ nhóm lớn là điều tất yếu phải làm để xác định, phân loại, hạng hàng hóa một cách dễ dàng hơn.
– Cách đóng gói hàng hóa đơn vị: Đây là cách đóng gói phục vụ cho mục đích cuối cùng đó chính là tiêu dùng sản phẩm, việc đóng gói này dễ dàng hơn cho việc thanh toán các sản phẩm của hàng hóa
– Đóng gói theo nhóm nhỏ: Phù hợp cho việc phân phối từ các đại lý lớn hoặc nhà sản xuất đến các nhà kinh doanh đại lý bán lẻ. hàng hóa thường được đóng gói trong các thùng carton.
– Đóng gói theo nhóm lớn: Là các hàng hóa được cố định trên Pallet rồi sau đó được xác định và gắn mã container vận chuyển nối tiếp để xác định số lượng lô hàng, hạn sử dụng và số thứ tự.
– Đóng gói hàng kho: Phải đảm bảo được kích thước bao bì phù hợp, hàng hóa phải đảm bảo chất lượng
– Đóng gói hàng vận chuyển: Xác định thời gian, quãng đường, vận tốc, phương thức vận chuyển, phương tiện vận chuyển để có cách đóng gói phù hợp đảm bảo về chất lượng hàng hóa từ khi vận chuyển đến khi bốc dỡ sản phẩm.
Tùy theo từng loại hàng hàng hóa mà cần đến những kỹ thuật đóng gói khác nhau tùy vào kích cỡ, tính chất, hình dạng, độ bền của loại hàng hóa đó cho phù hợp.
5. Nguyên nhân vì sao cần phải đóng gói hàng hóa?
Việc đóng gói hàng hóa đem lại rất nhiều thuận lợi trong nhiều khía cạnh bởi sự đa năng của nó.
– Đóng gói hàng hóa giúp bảo vệ được những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài hay còn gọi là ngoại lực, cũng như các yếu tố liên quan đến thời tiết, môi trường, khí hậu độ ẩm, khỏi bụi,..
– Bảo quản được hàng hóa trong thời gian nhất định
– Quản lý được số lượng, hạng, loại, thời gian, xuất xứ, hạn sử dụng,.. của hàng hóa
– Tạo điều kiện cho công việc bốc, dỡ, xếp, vận chuyển, di chuyển hàng hóa một cách thuận tiện nhất
– Nhiều công ty lớn còn sử dụng việc đóng gói hàng hóa như là một chiến lược marketing cho sản phẩm, gây hiệu ứng, quảng bá sản phẩm, với những thông tin trên bao bì giúp cho việc tiêu thụ hàng hóa dễ dàng hơn.
6. Đổi mới tư duy xây dựng chiến lượng trong việc quảng bá sản phẩm nhờ đóng gói hàng hóa
Bên cạnh việc đưa ra các chiến lược kinh doanh để quảng bá sản phẩm một cách gần gũi nhất đến người tiêu dùng như: Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, quảng cáo bằng các phương tiện truyền thông công nghệ số, quảng bá trực tuyến,…Thì bên cạnh đó chiến lược quảng bá sản phẩm bằng chính bao bì sản phẩm lại là một chiến dịch “lợi hại” chưa từng thấy mà không phải công ty hay doanh nghiệp nào cũng làm tổ được.
Điều này đánh vào tâm lý của đám đông bị thu hút bởi sự bắt mắt bên ngoài là điều đầu tiên khiến khách hàng quan tâm, chú ý đến sản phẩm. Trong thực tế trên bao bì thể hiện rất rõ và cụ thể logo của công ty, nguồn gốc, xuất xứ, thời hạn sử dụng, công dụng, thành phần, cách bảo quản, địa chỉ nhà sản xuất, nơi phân phối sản phẩm,.. Và đặc biệt là hình thức, màu sắc, bố cục trình bày của toàn bộ nội dung trên sẽ giúp cho khách hàng có quyết định mua hay không?
Chính vì vậy mà đã có rất nhiều nhãn hàng thành công trong chiến dịch quảng bá sản phẩm bằng chiến dịch đóng gói hàng hóa này như: Pepsi, Cocacola, Bia Trúc Bạch, Tương ớt Chin Su. Những sản phẩm này được rất nhiều đối tượng các gia đình, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trong sinh hoạt đời sống hàng ngày bởi cả hình thức bên ngoài lẫn chất lượng bên trong.
Bên cạnh sự phát triển của các phương thức vận tải, sự đổi mới của cơ sở hạ tầng trong việc đầu tư xây dựng cảng cạn, cũng phần nào nói nên được sự phát triển trong ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời gian gần đây. Cùng với đó là sự phát triển của đóng gói hàng hóa nhờ có sự phát triển của công nghiệp sản xuất cũng góp phần không nhỏ trong sự phát triển chung trong toàn ngành.
Vậy bài viết Packaging là gì? Kỹ năng phân loại và đóng gói hàng hóa trong xuất nhập khẩu có làm hài lòng bạn không? Hy vọng qua bài viết này, bạn có thêm kiến thức về việc đóng gói hàng hóa và hiểu được tầm quan trọng trong công việc này đối với ngành sản xuất hàng hóa nói chung và việc đóng gói hàng hóa nói riêng. Nếu bạn cảm thấy nội dung trên thực sự hữu ích cho bạn thì bạn có thể chia sẻ nó đến với nhiều người hơn. Cụ thể, là bạn bè người thân của bạn những người đang quan tâm đến lĩnh vực này để họ có thể cập nhật thông tin nhanh nhất và áp dụng vào công việc họ đang làm một cách triệt để nhất.
Tham khảo thêm: Shipping mark là gì? Những thông tin cần biết về Shipping mark