Ông cha ta có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” đó là những niềm tin của dân gian từ trước đến nay giúp cho mọi việc trong cuộc sống hằng ngày được thuận lợi tốt đẹp hơn, gặp được nhiều may mắn. Vì vậy với những gia chủ nào chuẩn bị sống trong không gian nhà mới thì nên quan tâm đến những điều kiêng kỵ khi về nhà mới mà chúng tôi sắp chia sẻ dưới đây.
Nội dung chính:
- 1 Vì sao cần phải kiêng kỵ khi về nhà mới
- 2 Những điều kiêng kỵ khi về nhà mới
- 2.1 Chọn ngày lành tháng tốt
- 2.2 Không tranh cãi vào ngày chuyển nhà
- 2.3 Không nói điều không may khi đến nhà mới
- 2.4 Không nên cho phụ nữ mang thai phụ giúp việc dọn dẹp nhà mới
- 2.5 Không dùng chổi cũ để quét nhà mới
- 2.6 Đun nước sôi, mở vòi nước chảy
- 2.7 Không nên chậm trễ ngày giờ chuyển
- 2.8 Không chuyển nhà vào ban đêm
- 2.9 Làm đổ vỡ đồ khi chuyển nhà
- 2.10 Nhớ thắp hương cúng thổ địa, thổ công
- 3 Cách sắm lễ, dọn về nhà mới cúng những gì?
Vì sao cần phải kiêng kỵ khi về nhà mới
Nhà mới là nơi mà chúng ta bắt đầu một khởi đầu mới. Với những ai kết hợp vừa là nhà ở vừa là nơi để kinh doanh, mua bán thì cần phải chú trọng nhiều hơn. Tùy theo từng suy nghĩ của mỗi người sẽ có những niềm tin, cách thức để vào nhà mới khác nhau.
Ông bà xưa thường có câu “đầu xuôi thì đuôi lọt”, có nghĩa là nếu khởi đầu là những điều tốt thì suốt cả thời gian sau cũng sẽ luôn may mắn. Ngược lại, nếu gặp vận xui đầu tiên thì tỷ lệ xui xẻo sẽ đến nhiều hơn. Chính vì thế trước khi dọn đồ hay vào nhà mới ở, mọi người thường tính rất kỹ. Thậm chí xem thầy phong thủy để chọn giờ lành tháng tốt để nhập gia.
Bên cạnh việc xem thời gian tốt để vào nhà mới thì cũng cần phải xem xét những điều kiêng kỵ khi về nhà mới.
Những điều kiêng kỵ khi về nhà mới
Được chuyển về sống trong một ngôi nhà mới là niềm vui của tất cả mọi thành viên trong gia đình, tuy nhiên để cuộc sống được hài hòa, tốt lành bạn đừng quên những việc cần làm trước khi chuyển nhà để xua đi khí xấu, tận dụng trọn vẹn khí tốt cho gia đình. Hãy nhớ những điều kiêng kỵ sau đây để không ảnh hưởng đến vận may của gia đình.
Chọn ngày lành tháng tốt
Việc chọn ngày lành tháng tốt để chuyển nhà là việc làm quan trọng nhất. Thông thường khi chuyển nhà nên chọn ngày “Thủy”, tránh chọn ngày “Hỏa“, việc này có thể nhờ đến thầy phong thủy hoặc những người có kinh nghiệm. Ngày này phải được tính dựa theo 2 yếu tố chính là lịch âm và ngày tháng năm sinh của người trụ cột gia đình để lấy kết quả tốt nhất.
Ngoài chọn ngày lành tháng tốt bạn cũng rất cần chú ý đến giờ đẹp trong ngày để thực hiện việc chuyển nhà. Theo quan niệm dân gian, việc chuyển nhà nên hoàn thành trước 15h (3 giờ chiều) trong ngày. Việc chuyển nhà vào ban đêm sẽ ảnh hưởng không tốt đến vận khí của gia chủ.
Không tranh cãi vào ngày chuyển nhà
Chuyển nhà đồng nghĩa với việc cả gia đình bắt đầu một khởi đầu mới với một cuộc sống mới. Vậy nên nếu như khởi đầu không suôn sẻ thì đồng nghĩa với việc cuộc sống sau này ở nhà mới sẽ không mấy thuận lợi, vì thế mà ngày chuyển nhà, dịch vụ chuyển văn phòng bạn cố gắng không cãi vã, tranh luận, hay gây gổ với bất cứ ai.
Không nói điều không may khi đến nhà mới
Khi chỉ vài câu nói lỡ lời tưởng chừng như nó không có ảnh hưởng gì nhưng đôi khi nó lại khiến cho cả gia đình bạn gặp điều không may trong suốt quãng thời gian sống ở ngôi nhà đó.
Vì vậy, một trong những điều kiêng kỵ khi về nhà mới đó chính là tuyệt đối không nói những lời tiêu cực, không tốt lạnh mà trái lại mọi người chỉ nói những điều hay và những điều tốt đẹp nhất để năng lượng tốt đẹp tỏa ra khắp ngôi nhà.
Không nên cho phụ nữ mang thai phụ giúp việc dọn dẹp nhà mới
Theo phong thủy về nhà ở thì người phụ nữ có bầu khi tham gia dọn đồ về nhà mới sẽ dễ ảnh hưởng đến thần thai. Và theo lý thuyết khoa học thì người mang bầu cần hạn chế tối đa những việc nặng nhọc. Chính vì thế mà, dù xét ở phương diện nào thì vẫn là không nên cho tham gia là tốt nhất.
Nếu người mang thai là nữ chủ nhân của ngôi nhà thì có thể khuyên họ nên nghỉ ngơi nhiều hơn. Hoặc dời tạm về nhà người thân ở vài ngày, khi mọi việc xong sẽ rước về. Còn nếu là người thân quen trong gia đình thì có thể hướng họ sang các công việc khác.
Không dùng chổi cũ để quét nhà mới
Đừng tiếc nuối chiếc chổi đã từng sử dụng để quét nhà cũ mà thay vào đó bạn hãy mua ngay cho mình một chiếc chổi quét nhà mới. Đây là hành động dùng chổi mới để quét đi những điều không may mắn của quãng thời gian sống trước đây. Và đừng quên nổi lửa nấu nướng để mang đến sự may mắn, và tượng trưng cho sự thuận lợi.
Đun nước sôi, mở vòi nước chảy
Vào ngày đầu tiên dọn vào nơi ở mới, gia chủ nhất định phải đun một ấm nước sôi. Mục đích nhằm giúp cho nguồn tài của gia đình được sôi động, dồi dào. Đồng thời, cần phải đậy các bồn rửa bát, bồn tắm trong nhà. Sau đó, mở thật nhỏ vòi nước để nước chảy thật chậm và trong khoảng thời gian thật lâu.
Điều này tượng trưng cho vạn sự như ý, đầy đĩa đầy bát, no đủ. Trong các phòng trong nhà, có thể bật tất cả quạt cho gió thổi các hướng, nhưng lưu ý không được để gió thổi ra hướng cửa chính với ngụ ý “phong sinh thủy khởi”.
Không nên chậm trễ ngày giờ chuyển
Trước khi chuyển nhà chắc hẳn các bạn đã tìm hiểu về những điều kiêng kỵ khi về nhà mới trong đó ngày giờ chuyển không chỉ để mang đến may mắn mà điều quan trọng nhất là tránh được những điều xui xẻo. Vậy nên đừng vì lý do gì mà khiến cho ngày giờ chuyển nhà của bạn bị trậm trễ, như vậy sẽ khiến bạn cảm thấy mọi thứ ngay từ đầu đã không được thuận lợi. ==> Bạn có thể tham khảo thêm: Chuyển nhà ngày nào tốt?
Không chuyển nhà vào ban đêm
Nhiều người vì lý do công việc bận rộn không có thời gian chuyển nhà vào ban ngày nên để ban đêm chuyển tuy nhiên đây là việc hoàn toàn không nên làm. Vì vào ban đêm chuyển nhà sẽ khiến ảnh hưởng đến vận khí của gia đình bạn. Thời điểm chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng, muộn nhất là phải xong trước 15h chiều.
Làm đổ vỡ đồ khi chuyển nhà
Với quan niệm “đầu xuôi đuôi lọt” trong ngày đầu tiên chuyển nhà và nhập trạch các gia đình nên hết sức thận trọng. Tránh làm rơi vỡ đồ đạc. Vì nó tượng trưng cho những mối quan hệ rạn nứt hoặc những điều không suôn sẻ khi ở tại nhà mới.
Để hạn chế điều này gia chủ nên đóng gói thật kỹ, tránh chuyển nhà vào ban đêm và nên thuê một đơn vị chuyển nhà trọn gói giá rẻ chuyên nghiệp hỗ trợ thay vì tự chuyển dọn. Đặc biệt, một số đơn vị chuyển nhà uy tín như Đại Nam còn cam đoan sẽ bồi thường 100% giá trị tài sản theo giá thị trường nếu làm mất mát, đổ vỡ hay hư hỏng đồ của khách hàng. Do đó, gia chủ có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ.
Nhớ thắp hương cúng thổ địa, thổ công
“Đất có thổ công, sông có hà bá” vì vậy khi chuyển đến nhà mới trong ngày hôm đó bạn đừng quên mua hoa quả, bánh kẹo về thắp hướng cúng vái thổ công, thổ địa để cầu mong được phù hộ cho gia đình bình an, hạnh phúc và thuận lợi khi sinh sống ở đây.
Cách sắm lễ, dọn về nhà mới cúng những gì?
Thủ tục cúng khi dọn về nhà mới
Thủ tục dọn về nhà mới lấy ngày tuy đơn giản nhưng cũng vô cùng quan trọng, gia chủ nào cũng nên biết để được trình tự và quy trình dọn về nhà mới hợp phong thủy để thuận lợi nhất như sau:
Bước 1: Chọn xem ngày đẹp về nhà mới để làm lễ nhập trạch. Theo tử vi, ngày – tháng – năm – giờ tốt cần phải hợp với tuổi của gia chủ tức người đứng ra làm đại diện cho gia đình.
Bước 2: Khi bước vào nhà mới thì gia chủ nên mang theo cho mình một chiếc nệm (nếu bạn dùng nệm thì mang theo nệm) hoặc bếp lò (không dùng bếp điện vì nó sinh nhiệt nhưng không có ngọn lửa) và lễ vật, một cái chổi mới,…để mang lại may mắn và tài lộc. Những thành viên khác trong gian đình thì nên mang theo tiền đề cầu tài phát lộc khi di chuyển tới nhà mới.
Bước 3: Cần phải chuẩn bị sắm lễ vật lên mâm cơm cúng nhà mới, cúng thần linh bao gồm: xôi, gà, trầu cau, hương, hoa, nước, đèn, gạo,…theo hướng hợp với gia chủ.
Bước 4: Gia chủ/người trụ cột gia đình phải tự tay mang bát hương vào nhà và thắp nhang để báo cáo xin nhập trạch với thổ địa, công thần (tức rước ông địa, ông táo về nhà mới).
Bước 5: Gia chủ tiếp tục lễ cúng về nhà mới bằng bài cúng về nhà mới xin rước vong linh gia tiên nhà mình về thờ phụng.
Bước 6: Khi khấn bái thần linh thì gia chủ phải tiến hành khai bếp (khai bếp bằng cách đun sôi nước từ 5 – 10 phút sau đó mới tắt lửa) và pha trà dâng thần linh, gia tiên.
Bước 7: Sau khi đã khấn thần linh xong, gia chủ cần làm lễ cáo yết gia tiên trước rồi sau đó mới được phép sắp xếp đồ đạc trong nhà.
Bước 8: Khi đã dọn đồ đạc xong xuôi, để gia trang được bình yên, an lành thì cả nhà phải tổ chức lễ bái tại Phật và các thành thánh, tổ tiên.
Sắm lễ vật cúng dọn về nhà mới gồm những gì?
Ngoài việc tìm hiểu về những điều kiêng kỵ khi về nhà mới thì cúng về nhà mới gồm những gì? Cách sắm lễ vật cúng chuyển, dọn về nhà mới? Về nhà mới cần mua gì, hoa quả gì thắp hương? cũng là một điều đặc biệt quan trọng. Theo quan niệm dân gian, nghi lễ dọn về nhà mới không thể thiếu mâm cúng nhập trạch bao gồm 3 phần chính đó là ngũ quả, hương hoa và rượu thịt.
Đầu tiên, bạn cần sắm lễ mâm cúng về nhà mới bao gồm những lễ vật đầy đủ như sau:
– Ngũ quả – năm quả tròn (hoa quả về nhà mới cần có ngũ quả bao gồm 5 loại trái cây khác nhau trở lên tùy thuộc vào từng vùng miền để bày lên đĩa cúng).
– Hoa tươi có thể là hoa hồng, hoa ly, hoa cúc… đều được chấp nhận.
– Nhang hay hương thơm.
– Đèn cầy đỏ 1 cặp nên là nến cốc.
– Một bộ tam sinh bao gồm một miếng thịt luộc, một con tôm luộc và một quả trứng vịt luộc.
– Một đĩa xôi hoặc bánh chưng.
– Một con gà luộc (chéo cánh) hoặc một con heo quay.
– Năm lá trầu, năm quả cau hoặc 3 miếng trầu cau đã têm.
– Giấy vàng mã.
– Một đĩa muối gạo.
– Ba hũ nhỏ đựng muối – gạo – nước.
– Ba chum trà.
– Ba đuối thuốc.
– Ba chum rượu.
Trên đây là thông tin về những điều kiêng kỵ khi về nhà mới mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Đại Nam hi vọng rằng bài viết trên đã giúp bạn có được câu trả lời thích đáng cho mình và có thêm những thông tin hữu ích bỏ túi khi chuẩn bị về nhà mới được thuận lợi nhất.